Posted: November 25, 2019
Sứ điệp phục hưng 2027: Tín đồ Anabaptist thời hiện đại
Sứ điệp phục hưng 2027 là tên của một chuỗi hoạt động do Ủy ban Đời sống Đức tin thuộc Hội đồng Mennonite Thế giới tổ chức nhằm chào mừng kỉ niệm 500 năm sự ra đời của phong trào Anabaptist. Loạt bài này sẽ lần lượt giới thiệu tới bạn đọc những sự kiện nổi tiếng của phong trào Anabaptist xuyên suốt lịch sử.
Gunungan là một hình vẽ tượng trưng cho vũ trụ trong thần thoại Indonesia. Hình tượng chiếc lá đó được sử dụng rộng rãi khắp trên đất nước Indo, kể cả để trang trí nhà thờ của các hội thánh Mennonite ở thành phố biển Jepara.
“Tác phẩm điêu khắc gỗ Gunungan tượng trưng cho sứ mệnh và tầm nhìn của hội thánh,” nghệ sĩ Harjo Suyitno cho biết khi được phỏng vấn. Biểu tượng thập giá được đặt phía trên hình vẽ Gunungan truyền thống nhằm nhấn mạnh sự truyền bá của đạo Tin Lành trên toàn cõi thế gian (Côlôse đoạn 1, câu 15-23).
“Đức Chúa Trời tạo dựng và tể trị trên mọi sinh linh,” Harjo Suyitno vừa nói vừa chỉ lên hình ảnh những con hổ, bò, cá, khỉ và chim choc trong tác phẩm của mình. Cây thánh giá thể hiện quyền năng tể trị của Chúa bao trùm cả thế giới này, là Đấng duy nhất có thể mang lại sự bình an. Đó chính là thông điệp mà hội thánh muốn nhắn gởi.”
Thông thường, biểu tượng Gunungan sẽ có một chiếc mặt nạ ngay chính giữa, tượng trưng cho cái xấu và sự cám dỗ. Nhưng trong tác phẩm của mình, Harjo đã thay thế chiếc mặt nạ bằng một cái cây tượng trưng cho sự sống, và hình ảnh cây thánh giá nằm ngay phía trên. “Mọi việc đều do bàn tay Chúa tể trị, ngay cả những việc không tốt,” người nghệ sĩ nói.
Nhiều con cái Chúa đặt câu hỏi, tại sao ông lại chạm khắc hình ảnh con rắn lên tác phẩm của mình. Harjo chỉ ra rằng con rắn là biểu tượng của sự khôn ngoan, và nhấn mạnh rằng hình ảnh đó vẫn nằm dưới sự tể trị của cây thập giá.
“Phần lớn tín đồ của hội thánh Gereja Injili de Tanah Jawa là người Java.” mục sư Danang Kristiawan nói. “Đức Chúa Trời yêu thế gian này, và chúng tôi muốn nói lên thông điệp đó theo cách riêng của mình - theo văn hóa riêng của người Java.”
“Nhiều thanh niên Java hiện nay không còn hứng thú với những giá trị văn hóa truyền thống, nên tác phẩm nghệ thuật này cũng là một cách để nhắc nhở họ về văn hóa cổ truyền của người Java.” Mục sư Danang Kristiawan cho biết thêm. Mỗi sáng chủ nhật ông đều giảng tại nhà thờ bằng ngôn ngữ Java truyền thống, và suất giảng buổi chiều được ông thay thế bằng tiếng Indo với một phong cách hiện đại hơn.
“Tín đồ Anabaptist thường xuyên nhấn mạnh sự tách biệt của con cái Chúa với cách sống thế gian, nhưng sự thật là giữa đạo Chúa và văn hóa Java có rất nhiều điểm chung.” Nghệ sĩ Harjo Suyitno nói. “Hội thánh cần cởi mở với những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cải thiện và làm mới chúng cho phù hợp với cuộc sống con cái Chúa hiện đại.
Bản than Harjo Suyitno cũng đã trải qua nhiều thay đổi văn hóa. Sinh ra trong một gia đình theo đạo Hồi, ông tin Chúa và thay đổi tôn giáo của mình ở tuổi trung niên. Đã ly dị và là cha của bốn người con, tâm linh của ông luôn cảm thấy không bình an, cho đến ngày ông được một đồng nghiệp nói về Chúa và tình yêu thương của Ngài.
Từ đó Harjo Suyitno – một nghệ sĩ, nhạc sĩ và vũ công – đã cống hiến thời gian và sức lực của mình cho công việc Chúa theo cách riêng của mình. Ngoài điêu khắc những tác phẩm nghệ thuật truyền giáo cho nhà thờ theo văn hóa Java, ông còn là người thiết kế logo cho tổng hội Mennonite Javanese sử dụng Pancasila, một biểu tượng truyền thống khác của Indonesia.
—Tin từ hội đồng Mennonite Thế giới.
Join the Conversation on Social Media
FacebookTwitterInstagramFlickrYouTube